Ẩn đằng sau mỗi bức ảnh là một câu chuyện về sự cảm động, tình thương con người, sự đau khổ hay le lói kì diệu của cuộc sống...
Đó có thể là những khoảnh khắc chấn động lịch sử, giây phút "người" nhất của con người hay chỉ là câu chuyện giản dị của chính chúng ta... nhưng tựu trung, sự xúc động ẩn chứa trong từng bức ảnh không thể nói hết bằng lời.
1. Em bé Napalm ngày ấy và bây giờ
|
Cô bé Kim Phúc trong bức ảnh nổi tiếng của Huỳnh Công "Nick" Út, đoạt giải Pulitzer năm 1973. |
40 năm về trước, Việt Nam chìm trong bom đạn chiến tranh. Ngày 8/6/1972, biệt đội máy bay của địch tiến hành thả bom vào ngôi làng Tràng Bảng, Tây Ninh - quê hương của nhân vật chính trong bức ảnh. Đó là Phan Thị Kim Phúc - một cô bé 9 tuổi (khi chụp ảnh) trong tư thế trần truồng, vừa chạy vừa kêu “Nóng quá! Nóng quá!” khi cố trốn khỏi miền quê đang cháy rụi vì bom napalm. Bức ảnh đen trắng được chụp bởi phóng viên ảnh Huỳnh Công “Nick” Út của hãng thông tấn AP. Chính khoảnh khắc ấy đã lột tả hoàn toàn nỗi kinh hoàng về cuộc chiến tranh Việt Nam mà không một ngôn từ nào có thể miêu tả. Bức ảnh đã gây chấn động toàn nước Mỹ và giúp tác giả giành được giải thưởng danh giá Pulitzer.
|
Bà đã được mời làm Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc để trợ giúp các nạn nhân chiến tranh. |
40 năm sau, nhân vật chính trong bức ảnh cùng nhiếp ảnh gia “Nick” Út vẫn còn sống. Ít ai biết rằng, đằng sau bức ảnh kia là một định mệnh: “Nick” Út chính là người đã cứu sống cô. Trải qua vô vàn khó khăn vì bị bỏng nặng, “em bé Napalm” ngày nào dần bình phục sau 13 tháng, được cử sang nước ngoài học tập và hiện tại đã có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bà đã được mời làm Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc để trợ giúp các nạn nhân chiến tranh. Mỗi khi xem lại bức ảnh của chính mình, bà hiểu tại sao nó vẫn còn có sức mạnh tới vậy. Nó đã giúp cứu sống bà, thử thách và cuối cùng là giải thoát bà.
2. Bà mẹ di cư trong thời kì Đại suy thoái
|
Bức ảnh "Bà mẹ di cư". |
Giai đoạn những năm 1930 đánh dấu thời kì Đại suy thoái lớn đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ và lan rộng ra các nước châu Âu. Nó đã hủy hoại nền kinh tế, làm suy sụp hệ thống thương mại và được coi là “đêm trước” thế chiến II. Bức ảnh “Bà mẹ di cư” của Dorothea Lange được chụp vào năm 1936 khi anh tới thăm một trại thu hoạch đậu ở California (Mỹ).
Trong bức hình, bà mẹ Florence Owens Thompson là bờ vai vững chãi, che chở hai con nhỏ như biểu tượng cho sự kiên cường của một quốc gia trước đòn giáng quá lớn của cuộc khủng hoảng. Khi bức ảnh được công bố, hình ảnh Thompson đã xuất hiện ở mọi nơi, trên khắp các tờ báo. Bức ảnh đã thúc đẩy mạnh mẽ việc tái định cư liên bang, khiến chính phủ quan tâm hơn đến việc cung cấp thực phẩm cho dân chúng, có tác động kì diệu với toàn Hoa Kỳ.
|
Con tem in bức ảnh nổi tiếng "Bà mẹ di cư". |
Người phụ nữ trong bức ảnh đã mất cách đây gần 30 năm nhưng người ta từng có dịp ghi lại bức ảnh của bà cùng các cô con gái năm 1979. Cuộc sống của họ đã phần nào sung túc và êm ấm hơn so với khoảnh khắc bức ảnh được chụp. Khi bà mất, trên bia mộ có khắc dòng chữ nổi tiếng: Bà mẹ di cư - huyền thoại về sức mạnh của người phụ nữ Mĩ.
3. Sinh viên biểu tình ở Đại học Kent State 1970
Nước Mĩ những năm 1970 xảy ra một cuộc chia rẽ trong tư tưởng giữa hai phe về cuộc chiến tranh ở Việt Nam: trong khi người dân yêu chuộng hòa bình đều ủng hộ chấm dứt cuộc chiến thì chính quyền lại không nghĩ vậy. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra, trong đó phải kể đến sự kiện tại Đại học Kent State. Khi đó, trước làn sóng những người biểu tình, cảnh sát đã nổ súng vào đám đông giết chết và làm bị thương nhiều người. Bức ảnh chân thực của nhiếp ảnh gia John Paul Filo đã lột tả được hết khoảnh khắc ấy. Cô bé Mary Ann Vecchio, 14 tuổi - nhân vật chính trong bức ảnh đã quỳ xuống và òa khóc bên cạnh xác người sinh viên Jeffrey Miller, 20 tuổi khi anh này bị bắn. Bức ảnh sau khi được công bố đã gây xôn xao dư luận, lên án mạnh mẽ sự bất đồng trong quan điểm chiến tranh và giúp John giành được giải Pulitzer.
|
Mary giờ đã trở nên khá thành đạt. |
Cô gái Mary năm đó giờ đã trở nên khá thành đạt. Kể từ sự kiện kinh hoàng, bà đã trải qua nhiều thăng trầm, từng chạy trốn khỏi Florida nhưng bị bắt và đưa trở lại gia đình. Năm 1995, bà gặp lại tác giả của bức ảnh và hai người quyết định tổ chức diễn thuyết tưởng niệm 25 năm vụ biểu tình xưa tại chính Đại học Kent State.
|
Một người đàn ông Pháp rưng rưng nước mắt trong tuyệt vọng sau khi nghe tin Đức Quốc xã chiếm đóng Thủ đô Paris, trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II.
|
Một tù nhân Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II, được giải phóng bởi quân đội Liên Xô, đang đoàn tụ với con gái của mình. Cô bé đã không nhìn thấy cha mình kể từ khi cô được 1 tuổi.
|
John F. Kennedy Jr vừa tròn 3 tuổi, giơ tay chào quan tài phủ quốc kỳ của cha mình (cựu tổng thống Mỹ) cùng với đội danh dự. Ảnh chụp năm 1963.
|
|
“Cô bé cầm hoa” (Flower Child), bức ảnh được chụp bởi Marc Riboud, ghi lại khoảnh khắc cô gái trẻ Jan Rose Kasmir đang gài một bông hoa trên lưỡi lê của lính gác tại Lầu Năm Góc trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam vào ngày 21/10/1967. Đây được coi là một trong những bức ảnh phản chiến ấn tượng nhất.
|
Huyền thoại bóng đá Pele và đội trưởng Anh, Bobby Moore đổi áo cho nhau sau khi Brazil đăng quang tại World Cup 1970, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong một kỳ World Cup bị hoen ố bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
|
|
|
Tanisha Blevin, 5 tuổi giữ bàn tay của bà Nita Lagarde, 105 tuổi, nạn nhân cơn bão Katrina năm 2005, khi họ được sơ tán khỏi trung tâm hội nghị ở New Orleans.
|
|
|
|
Một lính cứu hỏa đang cho chú gấu Koala uống nước trong trận cháy rừng “Ngày thứ bảy đen” đã thiêu đốt và tàn phá khắp tiểu bang Victoria, Australia, trong năm 2009. |
|
Một chú chó tên “Leao” nằm phục hai ngày liên tiếp không ăn uống bên ngôi mộ chủ nhân, người đã thiệt mạng trong thảm họa lở đất gần Rio de Janiero, Brazil, vào ngày 15/1/2011. |
|
Ảnh chụp từ nhật báo: Một chú chó được đoàn tụ với chủ sau sự kiện động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011. |
|
Một bé gái khoảng 4 tháng tuổi trong bộ đồ gấu màu hồng được cứu thoát khỏi đống đổ nát bởi những người lính một cách kỳ diệu, sau 4 ngày mất tích bởi trận sóng thần Nhật Bản. |
|
Robert Peraza dừng lại ở tên con trai mình trên Đài tưởng niệm 11 tháng 9, trong lễ kỷ niệm 10 năm tại Ground Zero. |
|
Phyllis Siegel, 76 tuổi, bên trái, và Connie Kopelov, 84 tuổi, cả hai sống ở New York, ôm nhau sau khi trở thành cặp vợ chồng đồng tính đầu tiên kết hôn tại văn phòng thành phố Manhattan năm 2011. |
|
Cậu bé 8 tuổi, Christian Golczynski nhận lá cờ từ quan tài của cha mình, Trung sĩ hải quân Marc Golczynski trong lễ tưởng niệm. Marc Golczynski đã hy sinh khi đang tuần tra trong thời gian lưu lại lần 2 tại Iraq (mà ông đã tình nguyện tham gia), chỉ một vài tuần trước khi ông được phép trở về nhà. |
|
Terri Gurrola được đoàn tụ với con gái sau khi phục vụ tại Iraq trong thời gian 7 tháng. |
|
Một người mẹ an ủi con trai mình ở Concord, Alabama, gần căn nhà đã hoàn toàn bị phá hủy bởi một cơn lốc xoáy vào tháng 4/2011. |
|
Một tu sĩ đang cầu nguyện cho một người đàn ông lớn tuổi qua đời đột ngột trong khi chờ đợi chuyến tàu ở Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh chụp vào cuối năm 2011. |
|
Một đứa trẻ Rumani trao quả bóng hình trái tim cho cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở Bucharest, chụp đầu năm 2012. |
|
Khoảnh khắc xúc động của ông Greg Cook khi tìm thấy chú chó Coco của mình bên trong căn nhà bị phá hủy của ông tại tiểu bang Alabama sau trận lốc xoáy vào tháng 3/2012. |
Theo Kênh 14
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
ductri.info@gmail.com